Chưa được phân loại
QUẢN LÝ ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM HIỆU QUẢ
Trong ao tôm, độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng tôm.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm là thông số ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm, sinh vật sống cùng môi trường nuôi trồng thủy sản và các yếu tố môi trường khác (quan trọng trong việc ổn định pH). Độ kiềm là khả năng nhận (H+) của nước có hòa tan bazơ. Khi nước có nồng độ axit cao thì việc thu nhận (H+) của bazơ tăng cao làm trung hòa bazơ.
Vậy tác dụng của độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì? Cùng xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về độ kiềm trong nuôi tôm.
Độ Kiềm là gì?
Độ Kiềm được hiểu là nồng độ ba-zơ trong nước. Ba-zơ này sẽ phản ứng để trung hòa H+ với đơn vị tính là CaCO3 mg/L
Phương trình Kiềm trong thủy sản được hiểu như sau:
Kiềm = [HCO3–] + 2[CO32-] + [OH–] – H+
Bicarbonate Carbonate Hydroxide
Việc kiểm tra độ Kiềm thường xuyên sẽ giúp người nuôi nắm bắt và xử lý nếu độ kiềm tăng hoặc giảm ngoài ngưỡng bình thường của tôm. Với nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm thích hợp luôn ở mức 80 -180 CaCO3 mg/L, độ Kiềm trong ao tôm sú là 80-160 CaCO3 mg/L, tôm càng 60 – 100 CaCO3 mg/L.
Ổn định độ Kiềm bằng cách nào?
Để ổn định độ kiềm, trước tiên các bạn cần phải biết được nồng độ kiềm của ao tôm và đo liên tục trong ngày để xác định nếu độ Kiềm ổn định hay không ổn định.
Tại Hanna Instruments, độ kiềm có thể được đo sử dụng các thiết bị:
Checker HI775 dùng cho nước ngọt có thang đo 0 – 500 ppm (mg/L) nhỏ gọn bỏ túi với độ chính xác cao và nhanh hơn sử dụng test-kit. Dễ sử dụng với 1 nút bấm và giảm tối đa sai sót trong quá trình đo.
Đối với môi trường nước mặn các bạn có thể sử dụng Checker HI755 hoặc HI772.
Thiết bị đo quang để bàn HI83303-02 chuyên dụng trong ngành thủy sản có thể đo đến 20 chỉ tiêu ion trong nước sạch và thủy sản.
Hoặc thiết bị quang phổ IRIS HI801-02 với hơn 100 phương pháp đo các chỉ tiêu khác nhau.
Đối với các nhu cầu công nghệ cao hơn các loại máy chuẩn độ đa chỉ tiêu sẽ là thiết bị hoàn hảo để chuẩn độ chất lượng nước ao tôm trong các phòng thí nghiệm.
Ngoài ra Test-kit cũng là một trong những lựa chọn để đo độ Kiềm và các chỉ tiêu khác trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Giới hạn của test-kit là chỉ phục vụ được cho số lần đo nhất định (từ 100 lần đo)
Sau khi xác định được độ Kiềm và tính ổn định trong môi trường nuôi, các bạn có thể sử dụng những phương pháp như:
Tăng độ Kiềm:
• Dùng vôi CaO
• Dùng vôi Ca(OH)2
• Vôi CaCO3
• Dolomite
• Soda
Lưu ý: Sử dụng 2 – 3 kg vôi / 100 m3 nước và không dùng NaOH để tăng kiềm.
Giảm độ Kiềm:
• Sử dụng axit hữu cơ
• Đường
• Các phương pháp sục khí
Đối với các loại ao siêu phèn có Kiềm thấp, phải áp dụng phương pháp xử lý đáy bằng cách rải phân sinh học + lân hoặc các loại vôi và trong quá trình vào nước cần theo dõi và xử lý độ Kiềm theo hướng dẫn trên.
Tác hại của độ Kiềm không ổn định:
• Giảm hệ đệm khiến pH giao động không ổn định ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.
• Ảnh hưởng đến qua trình khử ammonia, nitrit và nitrat.
• Tác động đến các yếu tố dinh dưỡng khác cần thiết cho tôm khiến cho tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng khiến tôm bị bệnh, ảnh hưởng sinh sản và quá trình lột xác.
Nguyên nhân khiến độ Kiềm tăng cao:
• Mật độ tảo cao, quá trình quang hợp của tảo sẽ hấp thụ lượng lớn CO2, làm độ Kiềm tăng nhanh.
• Chỉ số pH cao (pH >9) gián tiếp giúp các loại vi tảo phát triển nhiều hơn làm độ Kiềm tăng cao gián tiếp làm khả năng hòa tan phophate trong nước thuận lợi tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển.
• Các yếu tố môi trường khác như vi sinh vật chuyển há ammonia và nitrite, bay lên không khí, tôm sử dụng khi lột xác, hóa chất sử dụng trong nuôi tôm v.v
Nguyên nhân khiến độ Kiềm giảm thấp:
• Khi ốc, vẹm, hến, nhiễm thể 2 mảnh trong ao nuôi phát triển sẽ ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm xuống thấp.
• Đáy ao nuôi bị nhiễm phèn hoặc bị đóng rong, tảo. Trường hợp này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc để xử lý rong tảo.