LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐO ĐỘ DẪN VÀ CÁCH XỬ LÝ

LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐO ĐỘ DẪN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Viết bởi Allison Hubbard

Đọ dẫn điện (EC/TDS) là thông số quan trọng được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Các thao tác hiệu chuẩn điện cực, nhiệt độ của dung dịch, chọn đúng điện cực khi đo và vệ sinh bảo quản điện cực đúng cách là mấu chốt để có được thông số với độ chính xác cao.

Thời gian gần đây, Hanna Instruments Việt Nam nhận được rất nhiều cầu hỏi, chia sẻ từ quý khách hàng về những vấn đề thường gặp khi đo độ dẫn (EC/TDS).

Sau khi tổng kết thông tin, chúng tôi nhận thấy được trong quá trình đo độ dẫn thì  những lỗi ảnh hưởng đến độ chính xác của thông số đo là:

Giá trị đo bị trôi hoặc dao động nhiều

Giá trị đo không chính xác

Điện cực không hiệu chuẩn được

Để xử lý những vấn đề nêu trên, đội ngũ kĩ thuật của Hanna Instruments xin gửi đến quý khách các giải pháp xử lý kĩ thuật nhanh chóng trong bài viết này.

 

GIÁ TRỊ ĐO BỊ TRÔI HOẶC DAO ĐỘNG NHIỀU

Vệ sinh điện cực

Sau nhiều lần sử dụng điện cực, cặn bẩn có thể tích tụ trong điện cực làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Vì vậy, cần vệ sinh điện cực giữa các lần đo và trước khi bảo quản để loại bỏ cặn bẩn còn sót lại.

Lưu ý phải vệ sinh điện cực sau mỗi lần đo, các bạn có thể sử dụng nước rửa điện cực do Hanna Instruments để đảm bảo điện cực luôn sạch khỏi các về bẩn và tạp chất.

Kiểm tra tình trạng của điện cực

Trường hợp giá trị đo bị giao động thì các bạn nên tiến hành kiểm tra tình trạng của điện cực ngay lập tức. Các lưu ý khi kiểm tra tình trạng của điện cực:

Cổng kết nối cần được gắn chắc chắn vào máy. Nếu kết nối cổng DIN/ Quick DIN, hãy kiểm tra để đảm bảo các chân cắm không bị cong, vênh.

7-HI7632-00-Electrode-probe

Với điện cực 4 vòng điện cực có 1 vòng cao su nhỏ để bảo vệ đầu dò trong quá trình vận chuyển. Nếu vòng đệm này chưa được tháo rời trước khi sử dụng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đo

Sử dụng điện cực phù hợp

Giống như đo pH, bạn cần chọn điện cực EC phù hợp với nhu cầu của mình. Điện cực 2 cực sẽ phù hợp hơn khi cần đo mẫu có thể tích nhỏ.

Cuối cùng, bạn cần chú ý đến thang đo của điện cực. Điện cực 4 vòng sẽ có thang đo rộng và độ chính xác tốt hơn điện cực 2 cực.

Hiệu chuẩn thường xuyên trước khi sử dụng

Hiệu chuẩn bằng dung dịch hiệu chuẩn cho thiết bị trước mỗi lần sử dụng sẽ giúp kết quả đo ổn định và chính xác hơn. Và luôn rửa sạch điện cực bằng nước rửa giữa mỗi điểm hiệu chuẩn.

GIÁ TRỊ ĐO KHÔNG CHÍNH XÁC

Đối với điện cực 2 cực – Kiểm tra hiện tượng Polarization (phân cực) ở đầu điện cực

Với đầu điện cực 2 cực bằng thép không gỉ sử dụng lâu ngày có thể bị bám cặn và tích tụ điện tích, điều này dẫn đến kết quả đo EC bị sai thông số.

Để hạn chế hiện tượng này, nên sử dụng điện cực 2 cực bằng graphite thay cho thép không gỉ. Các bạn có thể tìm thấy đầu điện cực bằng graphite tại đây.

Đối với điện cực 4 vòng – Kiểm tra xem hiện tượng Fringe Field không ở đầu điện cực

Điện cực 4 vòng khi đặt gần thành cốc sẽ có hiện tượng Fringe Field, làm cho cường độ dòng điện tăng lên, dẫn đến sai lệch giá trị EC. Vì vậy, khi đo mẫu, nên đặt điện cực cách thành cốc tối thiểu 3 cm để tránh bị ảnh hưởng.

Hiệu chuẩn điện cực thường xuyên

Hiệu chuẩn bằng dung dịch hiệu chuẩn cho thiết bị trước mỗi lần sử dụng sẽ giúp kết quả đo ổn định và chính xác hơn. Và luôn rửa sạch điện cực bằng nước rửa giữa mỗi điểm hiệu chuẩn.

Sử dụng dung dịch hiệu chuẩn phù hợp

Nên hiệu chuẩn bằng dung dịch chuẩn có giá trị gần với giá trị mẫu cần đo. Nếu cần đo nhiều mẫu có giá trị khác nhau, nên hiệu chuẩn nhiều điểm để tăng độ chính xác.

Nếu bạn đo nhiều mẫu có nhiệt độ chênh lệch nhau hoặc nhiệt độ chênh lệch giữa mẫu và nhiệt độ phòng thì chỉ cần đợi vài phút để nhiệt độ trên đầu điện cực thay đổi bằng với mẫu thì sẽ cho kết quả chính xác.
Ổn định nhiệt độ của đầu điện cực

Loại bỏ bọt khí trong điện cực

Các bọt khí li ti bám vào điện cực sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị đo. Vì vậy, khi đo mẫu, nên gõ nhẹ điện cực để loại bỏ hết các bọt khí còn bám vào điện cực.

ĐIỆN CỰC KHÔNG HIỆU CHUẨN ĐƯỢC.

Kiểm tra lại dung dịch chuẩn

Luôn luôn sử dụng dung dịch chuẩn mới và dụng cụ (cốc, thanh khuấy, v.v) sạch trước khi hiệu chuẩn, không sử dụng dung dịch chuẩn đã qua sử dụng. Ngoài ra, nên sử dụng 2 cốc dung dịch chuẩn cho mỗi điểm chuẩn, 1 cốc để tráng rửa và 1 cốc để hiệu chuẩn. Việc này sẽ giúp cho cốc dung dịch chuẩn ít bị nhiễu, giá trị hiệu chuẩn chính xác hơn.

EC solution label

Rửa điện cực giữa mỗi điểm chuẩn hiệu chuẩn

Ở mỗi điểm hiệu chuẩn, các bạn nên rửa điện cực bằng nước rửa để loại bỏ các dung dịch hoặc cặn bẩn còn sót lại trên điện cực.

Bảo quản điện cực đúng cách

Điện cực EC nên được rửa sạch rồi bảo quản khô khi không sử dụng. Khác với các thiết bị đo tích hợp pH/EC phải bảo quản ướt trong dụng dịch bảo quản.

 

Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn xử lý những vấn đề thường gặp khi sử dụng thiết bị đo độ dẫn điện. Để luôn đạt được kết quả đo chính xác các bạn nhớ phải luôn hiệu chuẩn trước khi sử dụng và vệ sinh đầu điện cực thuyên xuyên để loại bỏ cặn và tạp chất nhé.

Xin cám ơn các bạn đã đọc và chọn lựa sản phẩm của Hanna Instruments.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *