8 sai lầm phổ biến khi thực hiện phép đo độ dẫn điện

Bạn đang gặp vấn đề với các phép đo độ dẫn (EC) của bạn ? Phép đo này rất dễ mắc lỗi, đặc biệt là nếu bạn không quen với cách thức hoạt động của thiết bị công nghệ. Các vấn đề phát sinh khi kiểm tra EC thường liên quan nhiều đến loại đầu dò bạn đang sử dụng.

Biết được loại đầu dò độ dẫn nào đang được sử dụng sẽ giúp dễ dàng tìm ra vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn nhìn vào đầu dò và thấy 2 chân hoặc mặt phẳng bằng than chì hoặc thép không gỉ thì đó là đầu dò hai điện cực; một đầu dò có 4 vòng trên đó là chiết áp; và một đầu dò độ dẫn được sử dụng với thiết bị xử lý và có một vòng tròn ở cuối là cảm điện.

Sau khi bạn xác định loại đầu dò đo độ dẫn nào bạn đang sử dụng, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra vấn đề mà bạn có thể gặp phải trong số 8 vấn đề dưới đây:

Kết quả hình ảnh cho hi98192

  1. Sự phân cực điện cực
  2. Hiệu ứng trường biên
  3. Hiệu chuẩn đầu dò không đúng
  4. Mẫu bị nhiễm bẩn
  5. Hệ số chuyển đổi TDS không đúng
  6. Phần cảm biến trên đầu đo không được nhúng chìm hoàn toàn trong dung dịch.
  7. Sử dụng sai loại đầu do độ dẫn
  8. Không bù nhiệt độ khi đo độ dẫn

1. SỰ PHÂN CỰC CỦA ĐIỆN CỰC​

Máy đo độ dẫn hiện tại gặp lỗi cho kết quả thấp hơn giá trị độ dẫn dự đoán của mẫu hay không?

Khi một điện tích tích tụ trên các cảm biến của hai đầu đọc điện cực sẽ làm điện cực không chính xác. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ đầu dò 2 cực nào, nhưng nó phổ biến nhất với những đầu dò có chân bằng thép không gỉ.

Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng máy đo độ dẫn với cảm biến than chì, vì chúng ít phản ứng hơn. Các máy đo độ dẫn này sử dụng các tần số dòng điện xen kẽ và các tổ hợp tế bào liên tục hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhất định, do đó chúng giảm thiểu các tác động của sự phân cực.

Mẹo từ Hanna: Khi chọn máy đo độ dẫn, bạn hãy đảm bảo rằng thang đo của máy đo được độ dẫn dự kiến của mẫu cần đo.

Nếu bạn thường đo nhiều mẫu có độ dẫn trong khoảng rộng, sử dụng đầu dò 4 vòng sẽ giúp giảm thiểu các hiệu ứng phân cực điện cực. Đầu dò 4 vòng bao gồm 2 vòng cảm biến bên trong và 2 vòng ngoài.

Các vòng được cung cấp bởi một điện áp xoay chiều để cung cấp một dòng điện cho cell. Sự sụt giảm điện áp sau đó được đo bằng các điện cực cảm ứng. Vì các đầu dò độ dẫn này đo điện áp thay vì dòng điện, các vấn đề với phân cực điện cực được giảm thiểu và độ chính xác được cải thiện.

(xem thêm bút đo TDS tại đây)

Kết quả hình ảnh cho hi98302

2. ĐIỆN CỰC CHẠM VÀO VẬT GÂY NHIỄU NHƯ THÀNH CỐC 

Máy đo độ dẫn cho kết quả đo không ổn định?

Nếu bạn đang sử dụng đầu dò độ dẫn loại 4 vòng, lý do có thể đơn giản là do đầu dò quá gần thành cốc khi được đựng trong cốc chứa dung dịch. Điều này có thể gây ra hiệu ứng trường biên.

Hiệu ứng trường biên là điện trường được tạo ra bởi đầu dò (điện trường được sử dụng để đo độ dẫn) đang bị nhiễu bởi một vật khác, chẳng hạn như các cạnh của cốc chứa dung dịch. Kim loại sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ cao hơn giá trị thực tế của mẫu. Thủy tinh và nhựa sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ thấp hơn giá trị thực tế của mẫu.

Vấn đề có thể khắc phục dễ dàng – chỉ cần đảm bảo rằng đầu dò độ dẫn không quá gần với các cạnh hoặc đáy cốc chứa dung dịch, khoảng cách 2.5cm là tốt nhất.

3. HIỆU CHUẨN KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Các dung dịch hiệu chuẩn đầu đo độ dẫn dễ bị nhiễm bẩn, có nghĩa là bất kỳ mẫu nước khử ion (DI) nào còn sót lại trên đầu dò sẽ thay đổi giá trị chuẩn của dung dịch.

Vì vậy phải chắc chắn rằng dung dịch chuẩn được sử dụng không bị nhiễm bẩn. Cách đơn giản nhất để tránh nhiễm bẩn là tráng sơ đầu dò với một ít dung dịch chuẩn trước khi nhúng vào cốc chuẩn.

Luôn sử dụng dung dịch hiệu chuẩn mới cho mỗi lần hiệu chuẩn. Hoặc có thể sử dụng dung dịch hiệu chuẩn riêng biệt dạng gói tiện dụng.

(Xem thêm dung dịch hiệu chuẩn TDS tại đây)

Nên sử dụng dung dịch chuẩn có nồng độ gần với giá trị của mẫu. Máy đo độ dẫn không cần phải được hiệu chuẩn thường xuyên như điện cực pH, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra định kỳ đầu dò độ dẫn, hiệu chuẩn sẽ giúp bù cho những thay đổi của đầu dò theo thời gian do bị tích tụ và/hoặc phát hiện hư hỏng.

Mẹo từ Hanna: Dung dịch hiệu chuẩn phổ biến nhất cho độ dẫn là 1413 µS/cm. Tuy nhiên, kiểm tra hướng dẫn sử dụng máy đo của bạn là cách tốt nhất để xác định bạn nên sử dụng dung dịch hiệu chuẩn nào. Một số máy đo chỉ có thể hiệu chuẩn cho các điểm cụ thể.

4. MẪU BỊ NHIỄM BẨN

Để chắc chắn rằng bạn không vô tình làm thay đổi giá trị độ dẫn của mẫu, nên tráng rửa qua đầu dò với một ít mẫu trước khi đo. Cũng giống như dung dịch hiệu chuẩn độ dẫn ở mục 3, dung dịch mẫu của bạn cũng dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt nếu nó có độ dẫn thấp.

Mẹo từ Hanna: Hãy chú ý về việc rửa đầu dò sau khi sử dụng. Điều này giúp rửa sạch mọi mẫu còn sót lại trên các cảm biến và giữ sạch cho các lần đo sau.

5. HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI TDS KHÔNG ĐÚNG

Tổng chất rắn hòa tan (TDS) liên quan chặt chẽ đến độ dẫn điện. Điều này là do khi lượng ion hòa tan (ví dụ: canxi, nitrat, kali,…) tăng lên, độ dẫn điện cũng tăng theo.

Đo TDS bằng máy đo độ dẫn là một cách dễ dàng để tìm ra nồng độ chất rắn hòa tan trong mẫu của bạn. Quan trọng là hệ số chuyển đổi thành TDS.

Chỉ cần thực hiện phép đo EC của bạn và nhân nó với hệ số chuyển đổi để có TDS. Chỉ số độ dẫn được biểu thị dưới dạng µS/cm có thể được chuyển đổi thành TDS theo ppm; EC được biểu thị bằng mS/cm được chuyển đổi thành TDS theo ppt.

Máy Đo Độ Dẫn Cầm Tay Đa Thang Đo HI8733

(nhấn để xem chi tiết)

Kết quả hình ảnh cho hi8733

Các hệ số chuyển đổi sẽ khác nhau cho mỗi loại ion. Một số máy đơn giản chỉ có một hệ số chuyển đổi mặc định, trong khi đó máy tiên tiến hơn có thể tùy chọn hệ số của riêng bạn.

Các yếu tố chuyển đổi thường được sử dụng là 0.5 và 0.7. Hệ số chuyển đổi 0.5 dựa trên natri clorua (NaCl); hệ số 0.7 dựa trên hỗn hợp natri sunfat (Na2SO4), natri bicarbonate (NAHCO3) và natri clorua (NaCl) với tỷ lệ tương ứng là 40%, 40% và 20% và thường được gọi là hệ số chuyển đổi 442.

Máy đo độ dẫn với yếu tố chuyển đổi 0.7 được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và thủy canh vì nhiều nhà sản xuất dinh dưỡng và phân bón và sử dụng yếu tố này khi thiết lập phạm vi TDS tối ưu. Khi chọn máy đo TDS, hãy đảm bảo rằng máy đo có hệ số chuyển đổi phù hợp hoặc các tùy chọn có thể chọn.

(xem thêm máy đo TDS tại đây)

6. PHẦN CẢM BIẾN TRÊN ĐẦU ĐO KHÔNG ĐƯỢC NHÚNG CHÌM HOÀN TOÀN VÀO DUNG DỊCH

hi thực hiện phép đo, phẩn cảm biến trên đầu đo độ dẫn phải hoàn toàn được nhúng chìm trong dung dịch. Bước này đặc biệt quan trọng với đầu đo độ dẫn 4 vòng, bởi vì bạn sẽ cần một mẫu lớn hơn so với các đầu dò khác để đảm bảo rằng tất cả 4 vòng và lỗ thông hơi đều ngập hoàn toàn.

Điều quan trọng nữa là đảm bảo rằng không có bọt khí nào bị kẹt trong đầu dò nếu đang sử dụng đầu dò 4 vòng hoặc đầu dò 2 cực. Điều này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách gõ nhẹ vào thân hoặc lắc đầu dò khi đang được nhúng ngập.

7. SỬ DỤNG SAI LOẠI ĐẦU ĐO ĐỘ DẪN

Đầu dò 2 cực được thiết kế với hằng số cell dựa trên thang đo dự kiến của bạn. Đối với thang đo cao sẽ sử dụng hằng số cell lớn hơn (các chân cảm biến cách xa nhau hơn), Đối với thang đo cao thấp cần hằng số cell nhỏ hơn (các chân cảm biến gần nhau hơn) để đo dòng điện. Vì vậy, các máy đo Hanna với loại đầu dò 2 cực sẽ bị giới hạn thang đo nhất định.

Nếu bạn muốn đo nhiều mẫu có giá trị độ dẫn khác nhau, đầu dò 4 vòng là lựa chọn tốt hơn. Máy đo với đầu dò 4 vòng sẽ cho dải đo rộng hơn và tiện lợi không cần sử dụng nhiều đầu dò.

Nếu bạn cần một đầu dò để làm việc với các thiết bị công nghiệp, đầu dò dạng cảm ứng sẽ chịu được các điều kiện khắc nghiệt với tính năng kháng hóa chất cao hơn và hữu ích trong các ứng dụng công nghiệp.

8. KHÔNG BÙ NHIỆT ĐỘ KHI ĐO ĐỘ DẪN

Một yếu tố quan trọng nên xem xét khi mua máy đo độ dẫn là nhiệt độ. Nhiều máy có tính năng bù nhiệt độ tự động để đảm bảo rằng phép đo phù hợp trong một phạm vi nhiệt độ.

Khi mẫu có nhiệt độ quá xa nhiệt độ phòng (25°C/77°F), kết quả đo độ dẫn sẽ khác nhau. Điều này là do khi nhiệt độ tăng, các ion trong dung dịch di chuyển nhanh hơn.

Máy đo có tính năng bù nhiệt độ giúp điều chỉnh kết quả đo dựa trên nhiệt độ của mẫu, cho kết quả chính xác hơn.

Máy Đo EC/TDS/NaCl/Trở Kháng/Nhiệt Độ Để Bàn Hiện Đại HI5321-02

(Nhấn để xem chi tiết máy)

 

Mẹo từ Hanna: Với các mẫu có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với nhiệt độ phòng, hãy đợi cảm biến nhiệt độ ổn định trước khi thực hiện phép đo.

 

Để tìm hiểu thêm về Máy đo độ dẫn, hãy truy cập website của chúng tôi: www.hannamientrung.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *